Tìm hiểu về yến sào - Tổ yến làm từ gì - Nguồn gốc và tác dụng phụ

Tìm hiểu về yến sào - Tổ yến làm từ gì - Nguồn gốc và tác dụng phụ

Tìm hiểu về yến sào một cách cẩn thận trước khi mua, người tiêu dùng sẽ không còn thấy chiếc tổ trắng muốt nhẹ tênh này đắt đỏ. Bởi những dưỡng chất và tác dụng mà tổ yến mang lại cho sức khỏe con người khó có loại thực phẩm nào thay thế được.

1. Tổ yến làm từ gì

Tổ yến làm từ gì không còn là kiến thức quá xa lạ hiện nay. Khác với hầu hết các loài chim thường sử dụng cỏ cây để làm tổ, chim yến sử dụng những sợi tơ nước bọt của mình, bện vào nhau tạo thành chiếc tổ trắng tinh, cheo leo trên vách núi. Nước bọt của chim yến không chỉ có khả năng đông cứng lại theo thời gian, tạo thành chiếc tổ chắc chắn cho loài chim độc đáo này, mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe của con người.

Tương truyền, nguồn gốc yến sào được người Trung Quốc khai phá đầu tiên. Như chúng ta đã biết, Trung Quốc là nơi có nền văn hóa lâu đời, với nhiều vật phẩm cổ phong mỹ thực độc lạ, quý giá. Tìm hiểu về tổ yến cho thấy, thuở sơ khai, yến sào chỉ được dùng như món ăn xa xỉ, đại bổ, chỉ có tầng lớp vua chúa, quý tộc mới có thể sử dụng. Tại Việt Nam, từ thời phong kiến yến sào đã được xếp vào hàng bát trân - 8 món ăn xa hoa quý hiếm - chỉ dành cho giới quý tộc, cung đình. Bát trân đó chính là: Bàn tay gấu - Chả phượng - Da tê ngưu - Gân nai - Môi đười ươi - Nem công - Thịt chân voi - Yến sào.

Yến sào là 1 trong 8 loại bát trân quý hiếm chỉ dành cho giới quý tộc, cung đình
Yến sào là 1 trong 8 loại bát trân quý hiếm chỉ dành cho giới quý tộc, cung đình

Tìm hiểu về yến sào Quý khách có ngạc nhiên vì sao bên cạnh tên gọi tổ yến, sản vật này còn được gọi là “yến sào” không? “Yến” được lấy từ “yến tiệc”, “sào” nghĩa là tổ. Yến sào mang nghĩa chỉ loại tổ chim dùng trong các buổi yến tiệc. Cách giải thích này rất sát với điển tích tổ chim yến xa xưa chỉ được dùng cho tầng lớp cung đình, quý tộc.

Trước nhu cầu lớn của người dùng, cộng thêm giá trị kinh tế cao, thị trường những năm gần đây cho đến nay vẫn tồn tại các loại yến giả, yến độn kém chất lượng. Do đó người tiêu dùng cần tìm hiểu thật cẩn thận trước khi quyết định mua, tránh mất tiền mà không biết mình đang dùng yến sào làm từ gì, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

2. Tìm hiểu về yến sào

Mặc dù được định giá đắt đỏ, nhưng những kiến thức khi tìm hiểu về yến sào chắc chắn sẽ khiến Quý khách hàng hài lòng về những gì món sản vật thiên nhiên bé nhỏ này mang lại.

2.1. Trong yến sào có chất gì

Yến sào là loại thực phẩm giàu protein, sở hữu tỉ lệ protein lên đến 50 - 60% nên đây được xem là nguồn dinh dưỡng phục hồi sức khỏe tuyệt vời cho người già, người bệnh. Sở dĩ nguồn protein trong tổ yến tốt hơn các loại thịt cá rất nhiều là do quá trình chim yến dùng nước dãi làm tổ hoàn toàn tự nhiên, trong khi thịt cá được khai thác bằng cách giết thịt động vật. Khi bị giết thịt, động vật rơi vào trạng thái hoảng loạn và stress, nên cơ thể tiết ra nhiều hormone adrenaline. Đây là chất làm hao hụt dinh dưỡng và độ tươi ngon của thịt, cá. Do đó thành phần cao đạm trong tổ yến luôn được đánh giá cao hơn bao giờ hết.

Với 18 loại axit amin cùng 31 nguyên tố vi lượng, yến sào cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ và nâng cao sức khỏe người dùng mọi độ tuổi. Bên cạnh đó, trong số 200 loại đường được tìm thấy trong tự nhiên, có 8 loại tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể người, thì yến sào chứa đến 7 loại, quả là điều hiếm thấy.

Trong tổ yến có chứa 18 loại axit amin, hơn 31 nguyên tố vi lượng và hơn 50% protein cần thiết cho cơ thể
Trong tổ yến có chứa 18 loại axit amin, hơn 31 nguyên tố vi lượng và hơn 50% protein cần thiết cho cơ thể

Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong yến sào (đơn vị mg/100g):

Canxi (Ca)

236,56

Nhôm (Al)

2,34

Đồng (Cu)

1,60

Phospho (P)

9,91

Kali (K)

25,67

Sắt (Fe)

10,57

Kẽm (Zn)

1,11

Silic (Si)

23,35

Maggie (Mg)

106,6

Protein thô

53,25

Mangan (Mn)

0,38

Chất béo thô

0,15

Molipden (Mo)

4

Đường

5,94

Natri (Na)

1211,1

18 loại axit amin tốt cho sức khỏe

Ngoài ra trong các loại yến sào còn chứa 6 loại hormone như testosterone, estradiol, progesterone, prolactin… có tác dụng hỗ trợ điều hòa nội tiết tố cho cả nam và nữ giới. Do đó trong một số công thức chưng yến như như yến chưng nhân sâm, yến chưng đông trùng… tác dụng sinh lý của món ăn được thể hiện rất rõ.

2.2. Tác dụng của yến sào với sức khỏe

Với thành phần giàu các dưỡng chất quý hiếm, thật không ngoa khi yến sào được xếp vào danh sách 8 món thượng phẩm thời xưa. Cho đến ngày nay, cả y học cổ truyền lẫn khoa học hiện đại đều công nhận tổ yến là một trong những thực phẩm quý giá nhất góp phần hồi phục và duy trì sức khỏe con người.

Với thành phần giàu các dưỡng chất quý hiếm, thật không ngoa khi yến sào được xếp vào danh sách 8 món thượng phẩm thời xưa.

Những công dụng nổi bật của yến sào có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau sinh, sau phẫu thuật, mới khỏi bệnh, tốt cho người già, người suy nhược cơ thể
  • Hỗ trợ phục hồi các tổn thương, kích thích phát triển hồng cầu và bạch cầu, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế sút cân, bồi bổ khí huyết
  • Tốt cho sự phát triển của thai nhi (trên 5 tháng) và trẻ nhỏ (trên 12 tháng)
  • Bổ phế, long đờm, giảm ho
  • Kích thích hệ tiêu hóa, tăng hiệu quả hấp thu qua màng ruột, giúp ăn ngon miệng, cải thiện tình trạng biếng ăn
  • An thần, bổ não, tăng cường trí nhớ
  • Làm chậm quá trình lão hóa, kích thích tăng sinh collagen và elastin cho làn da sáng khỏe

Đặc biệt, với công dụng kích thích sự sinh trưởng của tế bào bạch cầu, yến sào còn được đưa vào nghiên cứu điều trị nhiễm HIV - AIDS.

2.3. Tác dụng phụ của yến sào

Được đánh giá là thực phẩm lành tính, bổ dưỡng, yến sào dùng được cho rất nhiều đối tượng, từ phụ nữ mang thai (trên 5 tháng), người trưởng thành, cho đến người già và trẻ nhỏ (trên 12 tháng). Tác dụng phụ của yến sào chỉ xuất hiện nếu chúng ta dùng sai cách, do đó người dùng cần lưu ý những điểm sau:

  • Không nên ăn quá nhiều yến mỗi ngày để tránh tình trạng khó hấp thu, cơ thể đào thải. Liều lượng khuyên dùng:
    • Trẻ em 1 - 4 tuổi: 1 - 2g yến/ngày
    • Trẻ em trên 4 tuổi 2 - 3g yến/ngày
    • Người lớn 3 - 5g yến/ngày
  • Trong lần đầu tiên ăn yến, người dùng chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ ⅓ - ½ liều lượng khuyên dùng, để cơ thể dần quen, nhất là với người già và trẻ nhỏ để tránh phản ứng đột ngột của hệ tiêu hóa gây ra phản ứng tiêu chảy
  • Những người không nên dùng yến sào: cảm mạo, sốt nhức đầu, đau bụng, có vấn đề đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, không hấp thu, suy dương, bệnh viêm da, viêm đường tiết niệu, viêm phế quản…

Sau khi hiểu rõ tổ yến làm từ gì cũng như nắm được một số thông tin tìm hiểu về yến sào từ thành phần đến công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, hy vọng quý khách hàng đã có góc nhìn khách quan hơn về giá trị của món sản vật này. Để tìm hiểu sâu hơn từ phân loại, các dạng yến có trên thị trường hiện nay, mức giá bán trung bình, cũng như cách phân biệt yến thật giả, quý khách hàng hãy đón đọc những nội dung chia sẻ cụ thể hơn, chi tiết hơn trong bài viết khác của Thọ An Nest nhé!