Những Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Yến Sào

Những Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Yến Sào

Yến sào là một trong những bổ phẩm hàng đầu đối với sức khỏe con người, tuy nhiên, bên cạnh những công dụng tuyệt vời của nó bạn cũng cần phải chú ý những đại kỵ khi sử dụng yến sào để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có. Và bài viết dưới đây, Thọ An sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần biết khi sử dụng yến sào để để phát huy tối đa hiệu quả của loại thực phẩm này nhé.

1. LÀM SẠCH TỔ YẾN

Yến thô nguyên chất được nhiều người lựa chọn bởi hàm lượng dinh dưỡng tuyệt đối, vô cùng bổ dưỡng và thơm ngon. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại không nắm rõ được những lưu ý quan trọng khi sơ chế làm sạch tổ yến làm giảm các vi chất có trong yến cũng như tác dụng của nó với người dùng. Vì vậy để giữ được trọn vẹn hàm lượng dưỡng chất của yến, khi sơ chế yến sào bạn cần lưu ý 2 điểm sau:

  • Không ngâm tổ yến vào nước nóng để làm mềm tổ yến. Điều này chỉ khiến các thành phần trong yến bị phân hủy và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng tổ.
  • Loại bỏ lông, bụi bẩn, tạp chất của tổ yến thủ công , không được sử dụng các chất như cồn, rượu hay dầu ăn để làm sạch yến. Bạn chỉ nên làm sạch yến bằng nước sạch là đủ. Sử dụng các phương pháp khác hay dùng chất tẩy rửa để làm trắng yến sẽ làm mất đi các axit amin và hương vị đặc trưng của yến.

nhung-dieu-can-biet-khi-su-dung-yen-sao-1

Sơ chế yến thô không đúng cách sẽ làm yến thô mất đi chất dinh dưỡng

2. CHƯNG TỔ YẾN SÀO

Sau khi làm sạch, công đoạn chưng nấu yến cũng cần chú ý những điều quan trọng để có một chén yến chất lượng và bổ dưỡng. 

Lưu ý 1: Chưng cách thủy

Có nhiều phương pháp chưng yến sào nhưng phương pháp chưng cách thủy chính là cách tốt nhất để lưu giữ trọn vẹn dưỡng chất trong tổ yến.

Đọc thêm: Cách chưng yến bằng nồi cơm điện

Lưu ý 2:  Đổ nước chưng ngập hết yến

Nhiều người cho rằng đổ ít nước khi chưng yến để món ăn đặc sệt và ngon hơn. Thế nhưng, nước lại chính là điều kiện tốt nhật để yến chưng nở được to và mềm, nếu đổ nước quá ít sẽ làm yến không nở bung hết.

nhung-dieu-can-biet-khi-su-dung-yen-sao-2

Chưng yến cách thủy là phương pháp tốt nhất giữ trọn vi chất

Lưu ý 3: Không chưng yến quá lâu ở lửa to

Chỉ nên chưng yến trong 15-20 phút kể từ khi nước sôi. Nếu chưng yến trong thời gian dài ở lửa lớn sẽ làm các vi chất bị phân hủy, ngoài ra còn khiến yến còn bị nhão ảnh hưởng đến hương vị khi thưởng thức

Lưu ý 4: Không cho đường phèn và các nguyên liệu ngay từ đầu

Tốt nhất nên cho đường phèn và các nguyên liệu khác vào thố hay chén khi yến đã nở bung. Các nguyên liệu như hạt sen, táo tàu, nhãn nhục, kỷ tử,...cần được nấu chín trước khi được cho vào yến.

3. BẢO QUẢN YẾN SÀO

Việc bảo quản yến sào cũng tương đối đơn giản những không phải ai cũng nắm rõ. Để yến sào khô và cả yến chưng không bị mất các dưỡng chất, ta cần chú ý một vài điểm sau:

3.1 Yến khô:

  • Không để yến ở những nơi kín, ẩm ướt vì sẽ dẫn đến hiện trạng nấm mốc, biến chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
  • Không để yến sào gần cửa sổ, nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời sẽ làm mất đi các vi chất trong yến.

nhung-dieu-can-biet-khi-su-dung-yen-sao-3

Có thể bảo quản yến sào trong tủ lạnh tối đa 7 ngày

3.2 Yến chưng:

Yến đã chưng mà không sử dụng hết bạn nên bỏ vào hộp kín có nắp vào đặt vào ngăn mát tủ lạnh từ 2-3 ngày với yến chưng cùng các nguyên liệu hoặc 1 tuần với yến chưng đường phèn. Bạn không nên để yến sào trong tủ lạnh quá một tuần rồi mới sử dụng vì lúc này yến sẽ không còn chất lượng tốt nhất nữa, thậm chí là đã bị chảy nước.

4. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG KHÔNG NÊN SỬ DỤNG YẾN SÀO

Yến sào hầu hết phù hợp với mọi đối tượng, tuy nhiên, có những người không nên dùng yến sào vì sẽ mang lại tác dụng ngược, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

  • Người mắc chứng viêm gan vàng da, viêm nhiễm đường tiết niệu, ho nhiều đờm,... sử dụng yến sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn vì có đạm và dinh dưỡng.

nhung-dieu-can-biet-khi-su-dung-yen-sao-4

  • Người đang cảm mạo, phong nhiệt, phong hàn, tỳ vị, khó tiêu, đầy bụng,,… cũng không nên sử dụng yến.
  • Phụ nữ mang thai chỉ nên dùng tổ yến từ 3 tháng trở lên để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. 
  • Trẻ em dưới 7 tháng tuổi không được ăn yến sào. Vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa phát triển toàn diện, bé không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong yến, thậm chí còn ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ. 

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết được những lưu ý quan trọng khi sử dụng yến sào để có thể sử dụng tổ yến đúng cách, mang lại hiệu quả tốt nhất!