Yến sào là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người dùng. Thế nên, việc chưng yến bao lâu, chưng yến như thế nào để bảo toàn được các thành phần vi chất là điều rất quan trọng mà không phải ai cũng biết. Nếu người dùng chưa nắm rõ quy tắc chưng yến bao lâu thì hãy tham khảo các thông tin mà Thọ An Nets chia sẻ trong bài viết này.
1. NÊN CHƯNG YẾN TRONG BAO LÂU?
Theo các chuyên gia, thời gian chưng yến vô cùng quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng tới độ dai giòn, mềm dẻo, hương vị tươi ngon đặc trưng và các giá trị dinh dưỡng có trong tổ yến. Ngoài ra, chưng yến bao nhiêu phút là tốt nhất sẽ phụ thuộc vào loại tổ yến mà người tiêu dùng sử dụng. Dưới đây là 2 loại tổ yến phổ biến mà người tiêu dùng thường sử dụng:
1.1 Tổ yến sào thô
Bất cứ dòng yến nào trên thị trường cũng đều phải trải qua quá trình làm sạch và ngâm nở trước khi được mang đi chưng nấu. Và, tổ yến sào thô là dòng yến nguyên chất nên sẽ mất nhiều thời gian làm sạch và ngâm nở hơn các dòng yến khác.
- Thời gian ngâm, ủ: từ 4-6 tiếng
- Thời gian rút lông, làm sạch tạp chất: từ 30 phút - 1 tiếng
- Thời gian chưng yến: 15 phút tính từ thời điểm nước sôi.
Tổ yến thô mất nhiều thời gian chế biến và chưng nấu hơn các loại yến khác
1.2 Tổ yến tinh chế sạch lông
Nếu Quý Khách hàng sử dụng các dòng yến tinh chế sạch lông như: tổ yến tinh chế, yến bụng tinh chế, yến sợi tinh chế hay chân yến tinh chế sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian chế biến và chưng nấu.
Đối với tổ yến tinh chế, bụng yến và sợi yến:
- Thời gian ngâm nở: từ 15-20 phút
- Thời gian chưng cách thủy: 15 phút tính từ thời điểm nước sôi
Yến bụng tinh chế sạch lông giúp rút ngắn thời gian chế biến và chưng nấu
Đối với chân yến
Vì chân yến cứng hơn các loại yến khác nên cần nhiều thời gian khi ngâm nở hơn:
- Thời gian ngâm nở: từ 30-40 phút
- Thời gian chưng cách thủy: 15 phút tính từ thời điểm nước sôi.
Chân yến giòn, dai và chứa nhiều dưỡng chất
Như vậy, để biết được mình sẽ chưng yến trong bao lâu, người tiêu dùng cần xác định đúng dòng yến mà mình đang sử dụng. Từ đó cân nhắc đúng thời gian chế biến và chưng yến cho phù hợp để không làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có trong tổ yến, đồng thời giữ cho món yến chưng có độ thơm ngon, kích thích vị giác.
2. NHỮNG LƯU Ý KHI CHƯNG YẾN
2.1. Thời gian chưng yến
Chưng yến bao lâu là hợp lý? Chưng yến trong 10 phút có được không? Chưng yến 1 tiếng có tốt không?,... Đó là những câu hỏi mà nhiều khách hàng quan tâm nhất hiện nay, bởi trên thực tế, có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra khiến người dùng không thể canh chuẩn thời gian khi chưng yến. Tuy nhiên, Quý Khách nên căn chỉnh thời gian chưng yến để bát yến giữ được hương vị và độ dai mềm của tổ yến, vì:
- Chưng yến trong thời gian quá ngắn khiến yến không đạt đủ độ nở, yến không kịp chín.
- Chưng yến trong thời gian quá lâu sẽ khiến yến mềm, nhũn và mất đi các chất dinh dưỡng.
Căn đúng thời gian chưng giúp yến giữ trọn hương vị và độ dai mềm
2.2 Trong quá trình chưng yến
Ngoài việc căn chỉnh thời gian chưng yến, Quý Khách cũng cần lưu ý một số vấn đề khi chưng yến. Thực tế, chưng yến sào khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng cách, hàm lượng dinh dưỡng của món ăn sẽ bị giảm sút, yến có mùi tanh và món ăn sẽ mất đi hương vị tự nhiên vốn có.
- Không bỏ đường phèn ngay từ đầu để yến nở to và giữ hương vị nguyên thủy của yến.
- Không chưng tổ yến chung với các loại nguyên liệu khác vì nó sẽ làm ảnh hưởng tới hương vị và dưỡng chất của yến sào. Người dùng tốt nhất nên chưng riêng tổ yến và chế biến riêng các nguyên liệu, khi nào sử dụng mới trộn chung vào nhau.
Không chưng chung các nguyên liệu cùng với yến
- Nên sử dụng thố chưng cách thủy, nồi chưng điện thay vì chưng trực tiếp vì người dùng không thể kiểm soát được nhiệt độ chưng.
- Chưng yến ở nhiệt độ quá cao hoặc gia nhiệt quá nhanh là 2 nguyên nhân chính khiến tổ yến mất đi chất dinh dưỡng.
- Nên sử dụng nồi có chất liệu làm từ gốm, sứ và có nắp đậy, không sử dụng nồi bằng kim loại, inox hay nhôm vì khi chưng ở nhiệt độ cao dễ tích tụ kim loại vào sợi yến khiến cơ thể người dùng dễ bị nhiễm độc không thể đào thải khi sử dụng.
2.3 Bảo quản yến sào sau khi chưng
Sau khi chưng xong, người dùng nên ăn yến khi còn nóng để cảm nhận độ dai giòn trong từng sợi yến và hương vị thơm ngon của các nguyên liệu đi kèm. Phần không sử dụng hết, Quý khách hãy để nguội, cho vào hộp kín có nắp đậy và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần trong 3 ngày. Nếu quá 3 ngày, bát yến sẽ không thể giữ được các giá trị dinh dưỡng và bị nhiễm một số vi sinh vật có hại tấn công gây ảnh hưởng đến hương vị và hệ tiêu hoá của người dùng. Ngoài ra, nếu người dùng không đậy nắp thì sau 1-2 ngày, yến sẽ tan thành nước.
Bảo quản yến đúng cách để yến luôn giữ tối đa hàm lượng vi dưỡng
Ngoài ra, không nên bảo quản yến đã trộn cùng các nguyên liệu trong thời gian lâu sẽ khiến yến bị chua, ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng yến. Quý Khách có thể để yến một hộp riêng và các nguyên liệu một hộp riêng, khi sử dụng trộn lẫn vào nhau là có thể ăn được ngay.
Trên đây, Thọ An Nest đã giải đáp thắc mắc chưng yến bao lâu để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng. Hy vọng với những chia sẻ và một vài mẹo nhỏ mà Thọ An bật mí sẽ giúp Quý Khách thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chế biến và chưng nấu yến.